Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Làm gì khi bình áp lực bị đầy nước

Khi bình áp lực bị đầy nước?

Bình tích áp lực được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống bơm, sự cố ở bình tích áp thì không thể tránh khỏi và thường gặp nhiều sự cố trong hệ thống máy bơm tăng áp. Hôm nay xin giới thiệu tới các bạn cách xử lý sự cố bình tích áp bị đầy nước.
Làm gì khi bình áp lực bị đầy nước
Làm gì khi bình áp lực bị đầy nước

 Để sử lý sự cố bị đầy nước ở bình tích áp các bạn phải kiểm tra hệ thống và đảm bảo rằng:

- Đường nước ra không bị rò rì.

- Đã tinh chỉnh con vít tăng giảm áp lực rồi nhưng không có kết quả.

- Đóng điện cho máy bơm chạy vài phút sau đó ngắt điện máy bơm mở một van nước xem có tí nước nào chảy ra không. Nếu không có nước chảy ra nghĩa là áp suất khí nén trong bình đã rò rỉ hết tạm gọi là bình hỏng.

 Bây giờ chúng ta sẽ tháo bình tích áp ra, vặn bình tích áp theo chiều ngược kim đồng hồ để tháo hẳn ra. Phần tiếp giáp với bơm có lổ lớn như ống nước vậy, đổ nước vào đây xúc bình nhiều lần thật sạch rồi đổ nước ra, trong phần này có nhiều nước cặn và bẩn nhé! Bình được chia thành 2 ngăn, ngăn ngoài được gắn với máy bơm để nước chảy vào khi máy bơm hoạt động, ngăn trong chứa khí được nén, màn ngăn làm bằng chất liệu đàn hồi như ruột xe vậy. Khi lượng khí nén ở ngăn 2 ro rỉ hết thì dù các van nước đã khoá chặt, không rò rỉ thì máy bơm vẫn đóng ngắt liên tục.

 Đầu ngăn 2 có một con vít bạn cứ mạnh dạn tháo ra chẳn có gì cả đó là nơi để bơm hoặc xả khí. Tiếp theo bạn dùng ngón tay hay gì cũng được bịt kín lổ nước vào ở ngăn 1 đồng thời dùng bơm xe đạp hay máy bơm hơi gì cũng được có đồng hồ đo áp suất để bơm đúng áp cho bình để bình khỏi vỡ rồi vặn vít bịt kín đầu ngăn 2 lại, rút vật bịt kín ở đầu ngăn 1 ra rồi ráp vào máy bơm và thế là đã xong!

 Chú ý: Bạn nên kiểm tra xem bình tích áp lực đang sử dụng có van nạp khí không, nếu có thì các bạn kiểm tra áp suất khí trong bình, nếu cao quá hoặc thấp quá đều làm mất tác dụng tích áp. Phải xả bớt hoặc nạp thêm khí. Còn nếu có nước trong khoang khí thì màng đàn hồi đã bị thủng. Bạn có kiểm tra xem công tắc áp suất đã được điều chỉnh đúng chưa? Nếu máy còn trong thời hạn bảo hành thì tốt nhất nhờ nhân viên kỹ thuật của hãng đến kiểm tra xử lý.

 Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả thì chúng tôi khuyên các bạn nên dùng trong hệ thống bơm loại bình tích áp Varem chính hiệu Italy và sử dụng máy bơm nước chất lượng như: máy bơm Pentax, Ebara, Tsurumi ...
Làm gì khi bình áp lực bị đầy nước
Bình chịu áp lực AL4 của Minh Sơn


Hướng dẫn sử dụng bình áp lực an toàn

A. Phạm vi áp dụng và quy định chung.

- Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kĩ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa đối với các bình tích áp thuộc phạm vi hiệu lực của TCVN 6153 : 1996.

- Người lắp đặt, sửa chữa bình phải có tư cách pháp nhân và được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Việc lắp đặt, sửa chữa và sử dụng các bình phải tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn hiện hành và tiêu chuẩn này. Khi lắp đặt hoặc sửa chữa các bộ phận chịu áp lực của bình thì phải tuân thủ thiết kế công nghệ lắp đặt hay sửa chữa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

B.Tiêu chuẩn trích dẫn.

TCVN 6008 : 1995 Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp kiểm tra.

TCVN 6153 - 1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo .

C. Vị trí lắp đặt bình tích áp, kho bảo quản chai chứa khí.

-  Nơi đặt bình tích áp phải phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp, các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành có liên quan và tiêu chuẩn này để việc vận hành được  thuận tiện và an toàn.

-  Không cho phép đặt các bình sau đây ở trong hoặc gần kề những nhà có người ở, những công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt .

    Các bình chứa các môi chất không ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số p.V lớn hơn 10.000 (p tính bằng kG/cm2, V tính bằng lít)  .

Các bình chứa môi chất ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số p.V lớn hơn 500.

Các bình nói trên phải đặt ở ngoài trời, nơi không tụ tập đông người.

Xem thêm: Tiêu chuẩn kỹ thuật bình áp lực 2015
- Cho phép đặt các bình nói trên đặt sát với nhà sản xuất nhưng phải có tường chắc chắn ngăn cách. Nếu qui trình công nghệ yêu cầu phải đặt bình bên trong nhà sản xuất thì phải có các biện pháp an toàn đặc biệt và phải được cơ quan có thẩm quyên cho phép.

- Cho phép đặt bình dưới mặt đất nhưng phải bảo vệ không để ngập nước hoặc không bị gỉ mòn và phải có lối đi đến các bộ phận của bình để kiểm tra và thao tác vận hành.

- Các sàn, cầu thang, giá treo... phục vụ cho việc quản lí vận hành không được làm ảnh hưởng đến độ bền và độ vững chắc của bình. Nếu hàn các kết cấu này vào bình thì phải được thiết kế phù hợp với TCVN 6153 : 1996. Nếu cần thiết thì hàn các đầu nối từ nơi chế tạo.

- Các kho bảo quản chai đã nạp đầy khí phải làm một tầng, mái nhẹ và không có trần ; tường vách ngăn và mái phải là vật liệu chống cháy theo quy định hiện hành ; cửa sổ và cửa ra vào phải mở ra phía ngoài, kính cửa phải là kính mờ hoặc quét một lớp sơn trắng; chiều cao từ nền đến phần nhô ra thấp nhất của mái không được nhỏ hơn 3,25 mét.

- Các kho chứa chai đã nạp đầy khí phải được thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh trong việc thiết kế các xí nghiệp công  nghiệp. Nhiệt độ trong kho không được cao hơn 35oC, nếu quá trị số này thì phải có biện pháp làm mát.

- Các buồng của kho để bảo quản chai phải chia thành nhiều ngăn bằng tường chống cháy. Mỗi ngăn được phép chứa không quá 20m3 thể tích chai khí cháy hoặc khí độc, và không quá 40 m3 thể tích chai khí không cháy và không độc.

Khi chứa các chai khí không cháy hoặc không độc có thể ngăn bằng  vách ngăn chống cháy chiều cao không nhỏ hơn 2,5 mét với các cửa trống để người qua lại, còn khoảng trống phía trên đảm bảo cho việc cơ giới hoá. Mỗi ngăn có lối ra vào  riêng.

- Việc xây dựng các kho chứa chai khí cháy, khí nổ hoặc khí độc phải phù hợp với các tiêu chuẩn phòng chống cháy, phòng nổ hoặc phòng độc , và phải thoả mãn các yêu cầu sau đây :

a)  Trang bị chiếu sáng phải phù hợp với yêu cầu chiếu sáng trong các môi trường dễ gây ra cháy nổ và phải có đầy đủ dụng cụ chữa  cháy.

b)  Phải được thông gió đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh công nghiệp.

c)   Thiết bị hút khí nổ, khí độc ra khỏi kho phải đảm bảo chống nổ, chống độc và không được đưa qua các khu vực làm việc, sinh hoạt hoặc nơi có nguồn lửa.

Xem thêm: Cấu tạo hoạt động của bình áp lực varem
d)   Trường hợp thải khí độc ra ngoài bằng thông gió có thể tạo nồng độ nguy hiểm cho vùng xung quanh thì phải được khử độc trước khi thải ra ngoài, hoặc phải có các biện pháp để bảo đảm nồng độ khí độc không vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.

e)  Phải trang bị dụng cụ phòng chống độc cho những người phục vụ ở kho.

- Các kho chứa khí độc, hoặc cháy nổ phải được bảo vệ nghiêm ngặt và có nội qui chặt chẽ. Các kho này phải đặt trong vùng được bảo vệ chống sét. Cấm bảo quản trong cùng một kho các chai chứa o xy và các khí cháy khác.

- Trong tất cả các kho bảo quản chai chứa khí phải có bảng tóm tắt qui trình an toàn và các bản hướng dẫn cần thiết.

- Khoảng cách từ kho chai chứa khí đến các kho  và nhà xưởng khác  không được nhỏ hơn :

+ 20m đối với kho chứa (quy đổi) đến 500 chai loại 40  lít.

+ 30m đối với kho chứa (quy đổi) trên 500 đến 1500 chai loại 40  lít.

+ 40m đối với kho chứa (quy đổi) trên 1500 chai loại 40 lít.

Trong mọi trường hợp nhà kho phải cách xa nhà ở và công trình công cộng ít nhất 100m.

- Trong phạm vi 10 mét xung quanh kho bảo quản chai chứa khí, nghiêm cấm để các loại vật liệu dễ cháy và cấm ngặt làm các việc có lửa như : Rèn, đúc, hàn, đun bếp, ...



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét