Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Cách đo chỉ số cơ thể

A.Chỉ số đo cơ thể:
1.BMI là gì
BMI là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không.
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng BMI tương quan với đo mỡ trực tiếp. BMI là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức khoẻ.

2. Sử dụng BMI như thế nào
BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích hợp cho người lớn. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Ví dụ, một người có chỉ số BMI cao, để xác định trọng lượng có phải là một nguy cơ cho sức khoẻ không thì các bác sĩ cần thực hiện thêm các đánh giá khác. Những đánh giá này gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình và các sàng lọc sức khoẻ khác.

3. Tại sao Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ - CDC sử dụng BMI để xác định sự thừa cân và béo phì
Tính chỉ số BMI là một phương pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo phì cho một quần thể dân chúng. Để tính chỉ số BMI, người ta chỉ yêu cầu đo chiều cao và cân nặng, không tốn kém và dễ thực hiện. Sử dụng chỉ số BMI cho phép người ta so sánh tình trạng cân nặng của họ với quần thể nói chung. Công thức tính BMI theo đơn vị kilograms và mét (xem cách tính dưới đây)
- Cách tính và đánh giá chỉ số BMI như thế nào?
-  Cách đánh giá chỉ số BMI
Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, Sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ số BMI.
- BMI <16: Gầy độ III
- 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II
- 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I
- 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường
- 25 ≤ BMI <30: Thừa cân
- 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1
- 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II
- BMI >40: Béo phì độ III

Chỉ số cơ thể (BMI) đã được các bác sĩ sử dụng từ nhiều năm nay như một cách đơn giản nhất về mặt lâm sàng trong việc đánh giá các nguy cơ sức khỏe liên quan đến cân nặng.
Những thông tin mới đây nhất được công bố trong Khảo sát về Sức khỏe của Anh 2006 cho thấy 1/4 người trưởng thành bị béo phì. Điều này có nghĩa chúng ta đang đứng trước những nguy cơ lớn của sự gia tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư vú và ung thư ruột.
Một số vấn đề sức khỏe khác liên quan tới chứng thừa cân là sự phát triển và biến chứng của bệnh viêm khớp xương mãn tính, tự kỷ và trầm cảm.
Nếu bạn quá gầy hay quá béo thì đây là thời điểm thích hợp để bạn thay đổi chế độ ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cân nặng của mình nằm trong giới hạn chuẩn, sử dụng các loại máy đo lượng mỡ để biết trạng thái lượng mỡ trong cơ thể.
Nếu chỉ số BMI < 18,5: Bạn quá gầy. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có BMI < 18,5 có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường 17%.
Nếu chỉ số BMI > 23: Bạn quá béo và nếu có thai, trẻ đẻ ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.
B. Phương pháp hình thành cách đo chỉ số cơ thể:
Các nhà khoa học đã đưa ra một phương pháp mới để xác định tình trạng béo phì của cơ thể, phương pháp này được gọi là “Body Adiposity Index” (Chỉ số đo tình trạng béo phì của cơ thể).
I. Nguyên nhân hình thành cách tính này
Trên thế giới có khoảng 500 triệu người béo phì (đây là một điều khó tin bởi có hơn 1 tỷ người đang phải sống trong cảnh đói kém, nhưng chúng ta sẽ bàn về vấn đề này vào một dịp khác.)
Đã có một vài phương pháp để đo tình trạng béo phì của cơ thể (như là: đo mật độ hydro, kẹp đo kích thước, DEXA - Hấp thụ nguồn năng lượng kép từ tia X, tia hồng ngoại, MRI,…)
Nhưng có hay không một công thức đơn giản có thể xác định được lượng mỡ trong cơ thể người có bị thừa cân hay không?
Trong gần 200 năm qua, cách tính chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) thường được sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó.
Cách tính chỉ số BMI là:

Việc tính chỉ số BMI khá dễ dàng và thuận tiện khi ta chỉ cần biết cân nặng và chiều cao của người cần xác định.
Tuy nhiên có vấn đề khi tính chỉ số BMI, cách tính này thường không chuẩn xác, không xác định được lượng chất béo độc hại trong cơ thể. Và xét trong phạm vi rộng hơn, chỉ số BMI cũng không chính xác đối với các vận động viên (những người có cơ bắp, và cơ bắp nặng hơn lượng chất béo trong cơ thể) và phụ nữ (thường có nhiều chất béo trong cơ thể). Chỉ số BMI còn ước tính lượng chất béo quá cao ở người gầy.
Do vậy, chúng ta cần thiết lập một tỉ lệ xác thực hơn để sử dụng chỉ số BMI.
Trong một thời gian ngắn, chúng ta cần tìm ra một phương pháp mới hiệu quả hơn để đo về tình trạng béo phì của cơ thể.
a. Chỉ số đo tình trạng béo phì của cơ thể
Nhà nghiên cứu Richard Bergman thuộc Đại học Nam California đã tiến hành đo nồng độ chất béo của 1.700 người Mỹ gốc Mexico. Và gần đây, ông đã đề xuất ra một công thức mới – Chỉ số đo tình trạng béo phì của cơ thể (BAI). Công thức đó như sau:


Số đo vòng mông là mức mở rộng tối đa của mông về phía sau theo mặt phẳng nằm ngang (không phải đo ở vòng đi ngang qua rốn, mà phải đi qua vòng lớn nhất – theo báo cáo của một số tờ báo).
Áp dụng quy tắc lũy thừa, ta có thể viết lại công thức tính chỉ số BAI như sau:

Nhóm của Bergman đã giải quyết công thức này sau khi thường xuyên kiểm tra trọng lượng cơ thể của các đối tượng hấp thụ nguồn năng lượng kép từ tia X.
Một ưu điểm nổi bật của việc tính chỉ số BAI là không phụ thuộc vào trọng lượng của đối tượng, mà chỉ cần 2 số đo vòng hông và chiều cao của người đó.
Nhiều nghiên cứu cần phải được thử nghiệm kiểm tra (với phạm vi lan ra các tộc người khác nhau) trước khi phương pháp này chính thức dùng để xác định tình trạng béo phì của cơ thể.
b. Phương pháp này có thật sự phức tạp
Các phóng viên của Reuters dường như rất ngại về Toán. Bài báo của tòa soạn này đã từng cho biết:
“Chỉ số BAI là một tỷ lệ phức tạp dựa vào chu vi vòng hông và chiều cao của cơ thể. Các bác sĩ hay y tá có thể tính toán chỉ số này nhờ vào máy điện toán hay máy tính cầm tay”.

Phức tạp? Thật ư? Thật buồn khi các quy tắc Toán học của lớp 8 bị xem là “phức tạp”. Tôi có thể hình dung rằng hầu hết mọi người sẽ sử dụng máy tính (hoặc một công cụ trực tuyến hay biểu đồ) để tính chỉ số BMI. Tôi không nghĩ rằng việc tính chỉ số BAI là quá khó khăn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét